Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp. Từ điển của Merriam Webster định nghĩa ngôn ngữ là “một hệ thống các dấu hiệu và ký hiệu, bao gồm các quy tắc hình thành và biến đổi được chấp nhận”. Suy cho cùng, ngôn ngữ là hệ thống liên lạc mà con người tạo ra để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Điều này đặc biệt rõ ràng với tôi trong chuyến đi tới Tây Ban Nha, khi tôi phải thảo luận bằng tiếng Tây Ban Nha với đồng nghiệp về hội nghị sắp tổ chức. Với kiến thức ít ỏi về tiếng Tây Ban Nha, tôi tự thấy bản thân có thể giải thích các dấu hiệu và biểu tượng theo ngữ cảnh, từ đó hiểu được các cuộc thảo luận diễn ra xung quanh mình. Trải nghiệm khó khăn mà thú vị này giúp tôi củng cố ý tưởng rằng ngôn ngữ là một công cụ hữu ích để xây dựng các hệ thống tương tác. Ngôn ngữ cho phép chúng ta giao tiếp với nhau, hiểu được hành động của nhau cũng như bối cảnh mà các hành động này được thực hiện.
Về bản chất, năm ngôn ngữ game hóa là năm quan điểm của tôi về cách bạn xây dựng một thiết kế mang tính trò chơi. Gọi là năm nhưng chúng không có nhiều điểm khác biệt. Trên thực tế, việc thành thạo cả năm ngôn ngữ game hóa sẽ cho phép bạn xác định các điểm trùng lặp, hiểu được các quy trình thiết kế, đưa bạn tới chân trời góc bể của thế giới game hóa mà không gặp bất cứ trở ngại gì.
Trái ngược với vui chơi thuần túy, chơi trò chơi là hoạt động có định hướng rõ ràng. Mục tiêu giúp người chơi hướng tới các hành vi mong muốn và các thử thách giúp họ tập trung vào các nhiệm vụ mà họ không thường làm. Nếu thiết kế UX yêu cầu loại bỏ mọi trở ngại khỏi tương tác của người dùng thì trong thiết kế trò chơi, chúng ta có thể tạo ra trở ngại dưới dạng thử thách (chứ không phải một giao diện người dùng vụng về). Các thử thách giúp bạn sắp xếp lại các nhiệm vụ khó để vượt qua chúng một cách dễ dàng hơn. Ví dụ trong Pokemon Go, mục tiêu của bạn là thu thập Pokemon và thử thách là đi đến những nơi chúng ẩn náu. Kết quả là hành vi của bạn (như đi đến những nơi mà bạn thường không đến) đã thay đổi.
Nội dung của trải nghiệm trò chơi làm nên thành công của phương pháp thiết kế game hóa. Bạn nên hướng tới việc cá nhân hóa trải nghiệm, khai thác tối đa sở thích học tập của từng người dùng (hãy nhớ chơi trò chơi cũng là học tập – học kỹ năng và kiến thức mới để chinh phục thử thách). Bối cảnh trò chơi cũng rất quan trọng. Quay lại với ví dụ về Pokemon Go, nội dung được phân phối dựa trên bối cảnh, một số Pokemon chỉ xuất hiện ở một số khu vực nhất định và các phòng tập thể dục hầu hết được tìm thấy tại các khu vực đông dân cư.
Đây là ngôn ngữ game hóa đầu tiên mà ai cũng có thể học được một cách dễ dàng. Phần thưởng, huy hiệu, bảng thành tích; có rất nhiều khuyến khích bên ngoài được sử dụng trong game hóa. Nhưng nếu không được sử dụng đúng cách, người dùng có thể cói phần thưởng là mục tiêu chính, làm suy giảm hiệu quả trải nghiệm. Ngôn ngữ này còn bao gồm quà tặng, đặc biệt là những món quà gây ngạc nhiên cho người chơi và thúc đẩy sự tò mò của họ. Trong Pokemon Go, đôi khi bạn có thể bắt nhầm một con Ditto khi nó đang biến thành một con Pokemon khác. Hoặc bạn có thể nhìn thấy một con Pokemon chưa biết trên bản đồ của mình và dựa trên hình dạng của nó, bạn sẽ tò mò và muốn đi bộ đến vị trí của nó.
Điều này liên quan đến các lý thuyết của Bernard Suits về trò chơi, cụ thể là người chơi cần phải có một thái độ cụ thể (tình nguyện tham gia và chấp hành quy tắc) trước khi chơi trò chơi. Để có một trải nghiệm trò chơi tốt, điều tối quan trọng là chúng ta không được bắt mọi người chơi trò chơi của mình. Với Pokemon Go, cũng như bất kỳ ứng dụng nào khác, bạn có quyền lựa chọn khi nào sẽ chơi. Lời nhắc có thể kích hoạt tương tác này, nhưng nó không được mang tính ép buộc.
Cuối cùng, cơ chế trò chơi có thể được coi là “tiếng Latinh” trong các ngôn ngữ game hóa. Hiểu ngôn ngữ này sẽ giúp bạn hiểu các ngôn ngữ game hóa khác và tạo ra một thiết kế thành công. Cơ chế là quy tắc của quá trình game hóa, bao gồm tất cả các trình kích hoạt và logic của hệ thống trò chơi. Trong ví dụ về Pokemon Go, những yếu tố như màu sắc và chu vi của vòng tròn xung quanh Pokemon (cũng như hành vi trốn tránh của nó) đều là ví dụ về cơ chế trò chơi tại nơi làm việc.
Hãy xem thế giới game hóa như các quốc gia khác nhau mà bạn phải đi qua trong quá trình thực hành thiết kế; thành thạo nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ cho phép bạn truyền đạt hiệu quả thiết kế cho khách hàng và các nhà thiết kế đồng nghiệp. Tôi hy vọng rằng khung ngôn ngữ game hóa này sẽ hữu ích cho bạn và giúp bạn trở thành nhà thiết kế mạnh mẽ hơn và thành công hơn trong tương lai.
Dịch bởi Trịnh Quỳnh Dung từ hcigames.com